Thực tế cho thấy nhựa PET ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất bao bì. Vậy tầm ảnh hưởng này xuất phát từ đâu? Ngay dưới đây, NBT Plastic sẽ mang đến lời giải chi tiết!
1. Khái niệm nhựa PET và những đặc điểm nổi bật
1.1. Nhựa PET là gì?
Trước hết, PET là viết tắt của cụm từ Polyethylene Terephthalate. Trên thị trường, nó còn được biết đến với những tên gọi khác như nhựa PETE, PETP, PET-P hay nhựa số 1. Các bạn có thể nhận biết bao bì làm từ nhựa PET qua ký hiệu số 1 bên trong hình tam giác được tạo thành bởi các mũi tên.
Trên phương diện hóa học, nhựa PET là kết quả của phản ứng trùng hợp giữa các monome etylen terephtalat (C10H8O4). Hiểu một cách đơn giản thì PET là nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại polyester.
Tên gọi đầy đủ và công thức hóa học của nhựa PET.
Về lịch sử hình thành và phát triển, nhựa PET ra đời vào năm 1941 bởi Tổ chức In ấn Calico, thuộc Manchester – Anh quốc. Đến năm 1973, chất liệu này chính thức được đưa vào sản xuất, ứng dụng đầu tiên của nó là dùng làm chai đựng thuốc.
Đến nay, nhựa PET được đưa vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài chế tạo các loại bao bì thì còn phải kể đến sản xuất sợi vải hay đồ gia dụng.
1.2. Đặc điểm của nhựa PET
- Ưu điểm
– Độ bền cơ học cao
Nhựa PET chịu lực tốt, kết cấu chắc chắn. Chính vì vậy, nó được đánh giá cao về khả năng bảo vệ sản phẩm trước các lực va đập, mài mòn.
– Khả năng chịu nhiệt tốt
Nhựa PET vẫn giữ nguyên cấu trúc hóa học vốn có khi được làm lạnh ở -90℃ hay gia nhiệt đến 200℃. Nói cách khác, chất liệu này có sự ổn định về kích thước.
– Hiệu quả chống thấm ấn tượng
Nhựa PET không chỉ kháng nước tốt mà tính chống thấm khí O2 và CO2 cũng vượt trội hơn các loại nhựa khác. Ngay cả khi đặt nhựa PET vào trong môi trường 100℃ thì vẫn đặc tính này không hề thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc bao bì làm từ nhựa PET giúp giữ nguyên tính chất bên trong của sản phẩm.
– Hình thức trong suốt, bóng nhẵn
Đặc điểm này của nhựa PET mang đến nhiều lợi thế. Thứ nhất là bao bì đẹp, bắt mắt. Thứ hai là thuận tiện cho việc in ấn thông tin sản phẩm.
Nhựa PET là chất liệu trong suốt.
– Trọng lượng nhẹ
Có một điểm thú vị ở nhựa PET là kết cấu cứng cáp nhưng trọng lượng lại rất nhẹ. Khối lượng riêng của nó là 1.38 g/cm3. Tính chất này giúp nó trở nên linh hoạt, dễ vận chuyển.
- Hạn chế
Bên cạnh những thế mạnh nêu trên thì nhựa PET cũng tồn tại một vài hạn chế. Cụ thể là:
– Bề mặt nhựa xuất hiện nhiều lỗ rỗng, xốp, gây khó khăn cho việc làm sạch.
– Mức độ tái chế của nhựa PET còn khiêm tốn, chỉ khoảng 20%.
Qua các đặc điểm được phân tích, chúng ta có thể hiểu được vì sao nhựa PET có vị thế áp đảo so với các chất liệu khác trong ngành sản xuất bao bì. Nó hoàn toàn đáp ứng được những tiêu chí mà nhà sản xuất đặt ra. Đó chính là bền đẹp, khả năng bảo quản tốt, tiện dụng, dễ tái chế và tiết kiệm chi phí!
2. Xu hướng ứng dụng nhựa PET trong sản xuất bao bì hiện nay
Có thể thấy bao bì nhựa PET được ưu ái trong nhiều lĩnh vực khác nhau, điển hình là bộ ba thực phẩm – dược phẩm – mỹ phẩm.
2.1. Bao bì nhựa PET đựng thực phẩm
Chúng ta đã rất quen thuộc với những chai nước tinh khiết, nước giải khát có gas và nước trái cây được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị. Vỏ chai được làm từ nhựa PET không mùi để giữ trọn hương vị. Thiết kế, dung tích của chúng cũng rất đa dạng.
Các chai nước có vỏ nhựa PET rất phổ biến trên thị trường.
Ngoài ra, nó còn được dùng để sản xuất hộp, hũ đựng đồ tươi sống như rau củ, trái cây hay thực phẩm đã qua chế biến như khô bò, khô gà, bánh kẹo, ô mai và các loại hạt. Được bảo quản trong bao bì nhựa PET, các món ăn này giữ được độ tươi, giòn và mùi vị ban đầu.
Không những thế, người tiêu dùng có thể thoải mái cất các loại chai, hộp này vào ngăn mát, ngăn đông tủ lạnh mà không sợ bị biến dạng.
2.2. Bao bì nhựa PET đựng dược phẩm
Nhựa PET được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong sản xuất bao bì đóng gói dược phẩm. Bởi vậy, các bạn có thể dễ dàng thấy được sự hiện diện của những loại chai, lọ nhựa đựng thuốc viên.
Lọ thuốc làm từ nhựa PET.
Thêm vào đó, nhựa PET còn được dùng để làm vỏ của các lọ thuốc nhỏ mắt, chai xịt mũi, họng hay nước muối sinh lý, cồn sát khuẩn.
2.3. Bao bì nhựa PET đựng mỹ phẩm và chất tẩy rửa
Trong lĩnh vực mỹ phẩm, nhựa PET được ứng dụng nhiều nhất trong việc sản xuất bao bì đựng nước tẩy trang, toner. Ngoài ra còn phải kể đến sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, nước rửa chén, nước lau sàn.
Thiết kế chai nhựa PET thường thấy trong lĩnh vực mỹ phẩm.
Nhựa PET cũng là lựa chọn lý tưởng để tạo ra những tuýp kem mềm dẻo, giúp người dùng kiểm soát lượng kem lấy ra. Bởi vậy, nó thường được dùng để đựng kem chống nắng.
Bên cạnh mỹ phẩm chăm sóc da, vệ sinh cơ thể và chất tẩy rửa thì các nhà sản xuất còn lựa chọn vỏ nhựa PET để làm hộp đựng phấn mắt, phấn má hồng, phấn nền và nhiều đồ trang điểm khác.
Như đã chia sẻ ở trên, nhựa PET dễ tạo hình và in ấn nên nó hỗ trợ rất nhiều trong chiến lược marketing của các hãng mỹ phẩm. Đây chính là cơ chế để thu hút, kích thích thị giác và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Như vậy, quý vị bạn đọc đã nắm được các thông tin chi tiết, khách quan và chính xác về nhựa PET. Chất liệu này đã và đang thống lĩnh thị trường bao bì sản phẩm.
Nếu bạn đang tìm kiếm nhà máy sản xuất chai lọ, bao bì từ nhựa PET thì NBT Plastic chính là lựa chọn hàng đầu! Chúng tôi đảm nhiệm nhiều vai trò khác như, từ sản xuất bao bì, in ấn đến pha màu. Sản phẩm tạo ra có chất lượng cao, hình thức đẹp và thân thiện với môi trường.
Xin mời các bạn tham khảo các mẫu phôi PET và bộ sản phẩm do NBT Plastic đảm nhiệm sản xuất. Đừng quên kết nối với hotline của chúng tôi để được tư vấn miễn phí!